Ngành thương mại – dịch vụ Tân An đã góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân. Đồng thời, đây cũng là động lực để TP Tân An chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, Tân An thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ bộ nhờ kinh tế phát triển và quy hoạch đô thị hiện đại. Có thể nhận định rằng, Tân An sẽ là điểm đến tiềm năng với nhiều bước tiến nổi bật trong tương lai gần.
Tân An: Thương mại – dịch vụ phát triển, thu hút vốn đầu tư ngoại
Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chợ và trung tâm thương mại, Sở Công Thương tỉnh Long An và TP Tân An đã liên tục hợp tác triển khai các hoạt động kêu gọi. Nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Tân An làm nơi xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nhờ có sự hỗ trợ của ngành công thương, TP Tân An (Long An) đã phát triển mạnh mẽ hoạt động thương mại – dịch vụ để đáp ứng nhu cầu lưu thông và trao đổi hàng hóa. Mạng lưới thương mại được phát triển theo quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Ủy ban nhân dân TP Tân An vừa đề xuất tỉnh Long An về tiềm năng của các khu đất có thể hợp tác với Hàn Quốc trong các lĩnh vực phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao và trung tâm thương mại dịch vụ thông minh. Theo đó, trung tâm thương mại & dịch vụ thông minh sẽ được xây dựng ở phường 4 với quy mô 8,3 ha và xã Hướng Thọ Phú quy mô 23,3 ha (khu vực tránh TP Tân An). Kết quả này là cơ hội để Long An thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp tiên tiến.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Long An, nằm ngay trên trục phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP Tân An, có lợi thế về việc thông thương, cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như trong cả nước. Đó là những điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, tạo “sức bật” để phát triển mạnh mẽ thương mại-dịch vụ (TM-DV).
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy ngành TM-DV là cơ cấu trọng tâm trong phát triển kinh tế của TP Tân An, trong đó, TP tập trung phát triển mạnh các loại hình hoạt động thương mại trên địa bàn bằng việc khuyến khích và tạo điều kiện cho thương nhân đầu tư mở các cửa hàng tiện ích, các đường phố chuyên doanh thương mại nhằm tạo nên mạng lưới kinh doanh được phân bố rộng rãi trên địa bàn, góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống dân cư.
Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, lấy ngành TM-DV là “mũi nhọn”. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của TP luôn ở mức cao (trên 14,6%/năm), thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng. Các cơ sở sản xuất quy mô lớn như Công ty TNHH Nước khoáng Lavie, các công ty chế biến thủy, hải sản, trung tâm TM-DV, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hộ tiểu thương,… góp phần điều tiết, ổn định thị trường, đem lại giá trị cao trong cơ cấu kinh tế chung của TP.
>>> Xem thêm: Tình hình kinh tế – xã hội Tp. Tân An nửa đầu năm 2023
Tân An đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để phát triển TM-DV
Những năm gần đây, hoạt động TM-DV trên địa bàn TP Tân An đã phát triển nhanh. các siêu thị Co.opMart và Điện máy Phan Khang với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, doanh thu phát triển ước đạt hàng chục tỷ đồng/tháng.
Cùng với phát triển TM-DV trọng tâm và hiệu quả, TP Tân An từng bước phát triển dần các mạng lưới chợ về khu vực nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách giao thương giữa nội thành – ngoại thành, giữa nông thôn – thành thị, góp phần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, hình thành những thương hiệu vùng đặc sản, nông sản đặc trưng của địa phương, thúc đẩy TM-DV nông thôn phát triển.
Để tiếp tục thu hút đầu tư, góp phần phát triển loại hình TM-DV, TP Tân An chú trọng quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông theo tiêu chuẩn đường đô thị, trong đó, hoàn chỉnh hệ thống giao thông-vận tải, nhất là các trục vành đai thành phố.
Đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến như: Quốc lộ (QL) 62, đường tránh QL1, tuyến Vành đai thành phố Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây, đường Hùng Vương nối dài,… Bên cạnh đó, TP còn tập trung phát triển các khu đô thị chức năng, mở rộng không gian đô thị, tạo điểm nhấn đồng bộ đô thị TP Tân An, góp phần thúc đẩy phát triển TM-DV.
Theo lãnh đạo TP Tân An, TP luôn xác định phát triển TM-DV – du lịch hiệu quả sẽ tạo “sức bật” cho phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, TP sẽ huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng TM-DV theo quy hoạch của tỉnh, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số TP.
Thời gian tới, để tiếp tục cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh với mục tiêu duy trì những chỉ số thành phần cao và cải thiện các chỉ số thành phần đạt thấp, thành phố tăng cường quảng bá tiềm năng, lợi thế của mình nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển TM-DV.
Tổng hợp những thông tin về thương mại – dịch vụ tại Tân An, có thể thấy rõ rằng đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế địa phương. Nơi đây đang có nhiều tiềm năng và cơ hội để thu hút đầu tư. Với sự ủng hộ của chính quyền địa phương và sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể tin tưởng rằng thương mại – dịch vụ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Tân An, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam.