Long An đang ở giai đoạn vàng khi thị trường này thu hút vốn của nhiều ông lớn trong ngành bất động sản từ năm 2021 – thời điểm hiện tại. Tận dụng dòng vốn dịch chuyển mạnh từ Đông sang Tây, Long An đang từng bước nâng cấp hạ tầng giao thông, đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện diện mạo đô thị – đón đầu tư đổ bộ.
Từ năm 2018, bất động sản Long An đã đón nhận nhiều tin vui bằng các dự án hạ tầng trọng điểm. Thời điểm 2020 – 2021 có thể xem là nút thắt khi UBND tỉnh đã huy động đủ nguồn vốn cũng như được Chính Phủ phê duyệt loạt dự án giao thông tạo bước đà kết nối với Tp. HCM và các tỉnh khu vực ĐBSCL. Vẫn đang trong “cao điểm” dịch chuyển nguồn vốn đầu tư, Long An đang nỗ lực để trở thành đô thị vệ tinh năng động bậc nhất khu vực và sớm hoàn thành các mục tiêu phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn.
Xây nền tảng vững bằng hạ tầng hoàn chỉnh
Có lẽ, ít thị trường nào sở hữu vị trí đắt giá giáp ranh thành phố lớn như Long An mà quỹ đất còn dồi dào, dư địa phát triển lớn nhưng lại bỏ ngỏ từ các nhà đầu tư.
Long An vốn không chỉ là cửa ngõ và điểm giao thoa giữa Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn là cửa ngõ giao thương với Campuchia và tiểu vùng sông Mê – Kông mở rộng, bổ sung chức năng đô thị cho TP.HCM.
Một trong các yếu tố giúp Long An hút vốn nhà đầu tư chính là sở hữu hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ với nhiều công trình trọng điểm như: cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế thông qua sông Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây; các tuyến cao tốc có ý nghĩa chiến lược cao tốc TP.HCM – Trung Lương; cao tốc Bến Lức – Long Thành. Đây chính là lợi thế quan trọng của Long An so với các địa phương lân cận.
Song song đó, tỉnh Long An cũng có nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định, luôn thuộc top các tỉnh thu hút dòng vốn FDI lớn trên toàn quốc. Cụ thể, từ báo cáo thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 2016-2020 cho thấy, vốn FDI đổ vào Long An vẫn âm thầm tăng lên mỗi ngày.
Hiện tỉnh đang đẩy nhanh đầu tư các trục động lực kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông tại các huyện vùng kinh tế trọng điểm, như các trục nội tỉnh, liên tỉnh và liên vùng, đặc biệt là các trục giao thông kết nối với TP. HCM.
Theo thông tin mới nhất, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Long An sẽ đầu tư xây dựng 8 công trình giao thông với số vốn hơn 13.000 tỷ đồng, trong đó, có nhiều công trình lớn, giữ vị trí quan trọng trong việc tạo sự kết nối từ các khu, cụm công nghiệp đến TP. HCM, cảng Quốc tế Long An như đường Lương Hòa – Bình Chánh, trục động lực Đức Hòa,…
Nắm rõ vai trò của mình trong mạng lưới phát triển vùng, tỉnh Long An luôn chủ động trong việc quy hoạch, cải tạo hệ thống giao thông và tạo điều kiện để mời gọi các nhà đầu tư.
Trước sự nỗ lực của tỉnh, thị trường bất động sản Long An đang dần được khơi thông nhờ sức hút từ hạ tầng, đặc biệt là các dự án khu đô thị hiện đại, văn minh ngay trung tâm TP. Tân An.
Chủ động mở cửa đón đầu tư
Long An hiện đang đứng trong nhóm đầu cả nước về thu hút đầu tư, phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế – xã hội. Vùng đất này luôn là điểm đến an toàn – thân thiện với các nhà đầu tư thiện chí.
Tính đến nay, tỉnh có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh với 1.162 dự án, tổng vốn đầu tư gần 10,1 tỉ USD. Hiện nay, dòng vốn đầu tư FDI được tập trung vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước cũng gắn bó, đồng hành hiệu quả trong phát triển kinh tế – xã hội Long An. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15.374 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 364.347 tỉ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn có 2.167 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 218.881 tỉ đồng.
Để đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính quyền tỉnh Long An đã và đang tiếp tục có những giải pháp quyết liệt tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, người dân. Đặc biệt, hiện nay, Long An triển khai đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), qua đó khảo sát, đánh giá năng lực chỉ đạo, điều hành của các sở, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện; đánh giá cảm nhận về thái độ, chất lượng hướng dẫn, giải quyết của cán bộ, công chức, viên chức đối với doanh nghiệp, người dân…
Bất động sản Long An trở thành “vùng đất lành”
Việc sở hữu quỹ đất dồi dào, Long An vẫn đang là mục tiêu cho đồ án mở rộng quy mô của TP. HCM. Các chuyên gia quy hoạch khác cũng cho rằng, Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn tới 2030 và cũng đã sẵn sàng cho việc đón làn sóng đầu tư từ TP. HCM lan tỏa đến, đặc biệt là các tập đoàn lớn, nhà đầu tư lớn.
Ngoài kế hoạch mở rộng thêm các tuyến đường liên tỉnh thành, trong mạng lưới hạ tầng của tỉnh cũng đã có nhiều tuyến đường huyết mạch được đưa vào khai thác. Đó cũng là động lực cho sóng bất động sản tại tỉnh Long An lên cao.
Nhiều chuyên viên môi giới cho biết, hiện TP. Tân An và tỉnh Long An vẫn còn một lượng hàng chất lượng chưa được đưa ra thị trường, trong đó phần lớn là loại hình nhà phố biệt thự nằm trong đô thị hoàn chỉnh, khi xu hướng tìm kiếm bất động sản Tân An bắt đầu ngày tăng lên mạnh mẽ. Đơn cử như khu đô thị Lavilla Green City, đây là khu đô thị được xây dựng bài bản, đẳng cấp nhất khu vực. Tọa lạc vị trí đắc địa, sở hữu “3 nhất”: Nhất cận thị – Nhị cận Giang – Tam tiện ích, nhà phố Lavilla Green City luôn là điều được lựa chọn và ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp để gia tăng giá trị tài sản và vượng phát khi sở hữu.
Sự chuyển dịch của vốn đầu tư bất động sản từ Đông sang Tây là một xu hướng không thể phủ nhận. Long An đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bất động sản và góp phần vào sự phát triển của khu vực Tây Nam Bộ.