Đường tỉnh 830: Toàn bộ thông tin mới nhất (2023)

Đường tỉnh 830 1 lavillagreen.city

Đường tỉnh 830 là tuyến đường quan trọng liên kết các huyện của tỉnh Long An, mang đến sự thuận lợi trong di chuyển, vận chuyển và kết nối.

Tổng quan về Đường tỉnh 830

Tên dự án: Đường tỉnh 830 Quy mô: 55km
Điểm đầu: Thị trấn Đức Hòa Thiết kế: Chia làm 3 đoạn tương ứng với 3 dự án thực hiện đầu tư
Điểm giữa: Cầu An Thạnh – Bến Lức – Quốc lộ 50 Vốn đầu tư: 2.000 tỷ đồng
Điểm cuối: Cảng Long An Khởi công: Năm 2018

Đường tỉnh 830 dài 55 km được thiết kế 4 làn xe chạy, 8 cây cầu, vận tốc tối đa là 80km/giờ, đoạn chạy qua khu đô thị 60km/giờ và được chia làm 3 đoạn, theo đó:

  • Đoạn 1: Từ thị trấn Đức Hòa đến cầu An Thạnh – Bến Lức và một đoạn ĐT tỉnh 824, dài khoảng 23km, vận tốc tối đa đoạn này là 80km/giờ, đoạn chạy qua khu đô thị 60km/giờ, thiết kế trục đơn nặng 12 tấn. Theo kế hoạch, đoạn này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, chủ đầu tư huy động 100% vốn để triển khai dự án. Trong đó gồm 15% vốn chủ sở hữu  85 % là vốn vay thương mại .
  • Đoạn 2: Từ Bến Lức – Quốc lộ 50 dài 18,24km. Đoạn này đi qua 3 huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Bến Lức. Trong đó, đoạn đi qua thị trấn Bến Lức (gần 1km) được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị.
  • Đoạn 3: Từ Quốc lộ 50 – Cảng Long An dài 12,7km với 4 làn xe lưu thông, tiến độ thi công giai đoạn 1 được thiết kế 4 làn xe lưu thông, hiện nay (giai đoạn 2) đoạn này đang được nâng cấp và mở rộng mặt đường lên đến 32m.

Đường tỉnh 830 2

Tuyến Đường tỉnh 830 (cùng với Đường tỉnh 830E, Vành đai Tân An) là công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020, được thông xe toàn tuyến (từ huyện Đức Hòa đến Cảng Long An, huyện Cần Giuộc).

Vai trò, ý nghĩa của Đường tỉnh 830

Tầm quan trọng của Đường tỉnh 830 về khả năng liên vùng được nhiều người đánh giá cao. Đầu tiên phải nhắc đến việc kết nối trực tiếp với cụm cảng Hiệp Phước và dự án sân bay Long Thành, tiết kiệm được thời gian khi di chuyển về các quận trung tâm của TP HCM. Đây sẽ là tiền đề cho quá trình gia tăng lượng hàng hóa từ KCN trọng điểm của các tỉnh miền Tây đến hệ thống cảng biển Hiệp Phước. Ngoài ra, Đường tỉnh 830 góp phần giảm áp lực giao thông cho địa bàn TP.HCM hướng đi về các tỉnh vùng ven ĐBSCL.

Đồng thời, Đường tỉnh 830 có vai trò kết nối cảng biển Quốc tế sẽ là “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư vào những khu công nghiệp, đưa Long An tiến gần với tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp hiện đại. Khi mà ở đây có sẵn Bến Lức là khu đô thị tập trung nhiều KCN, thu hút nguồn lao động dồi dào với mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh thành có công nghiệp hiện đại.

Sự xuất hiện của Đường tỉnh 830 sẽ càng giúp khu vực này thu hút vốn đầu tư hơn nữa khi đã có sẵn hàng loạt KCN như KCN Tân Bình, KCN Vĩnh Lộc, KCN Đức Hòa II – III, KCN Xuyên Á, KCN Nhị Xuân, và KCN Hoàng Gia…

>>> Xem thêm: Hạ tầng Long An hoàn thiện – bàn đạp cho bất động sản tăng tốc

Giao thông phát triển, hạ tầng hoàn thiện, đây chính là yếu tố thu hút dân cư tạo nên những khu đô thị phát triển trong tương lai. Khi mà trung tâm  thành phố đang bị áp lực về dân số vì xu hướng của nhiều người lại muốn “ dạt” ra những tỉnh vùng ven. Chính vì vậy, Long An là điểm đến của nhiều nhà đầu tư muốn “dồn” về những khu vực thuộc vùng đô thị mở rộng của Thành phố Hồ Chí Minh như Tp. Tân An, huyện Đức Hòa và Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), bởi sự hấp dẫn của khu vực này giá đất còn rẻ, chưa có sự cạnh tranh nhiều, hệ thống giao thông trọng điểm quốc gia được đầu tư xây dựng, cảnh quan không khí trong lành và dễ dàng di chuyển vào trung tâm TPHCM.

>>> Xem thêm: Xây dựng TP sinh thái, Tân An là lựa chọn lý tưởng để giãn dân

Đường tỉnh 830 3

Đường tỉnh 830 “khoác áo mới” cho tỉnh Long An khi nhờ nó diện mạo của tỉnh được thay đổi theo chiều hướng khởi sắc hơn. Cũng qua tuyến đường này, khoảng cách giữa Long An với các địa phương khác được rút ngắn lại. Việc vận chuyển và kết nối giữa các địa phương thuộc tỉnh cũng trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn, tạo điều kiện trao đổi, phát triển kinh tế – xã hội.